CÁC LỰC LƯỢNG ĐỒNG MINH KHÔNG CHÍNH THỨC Quân_trợ_chiến_(La_Mã)

Trong suốt thời kỳ Nguyên thủ, có nhiều bằng chứng về các đơn vị barbari bản địa chiến đấu bên cạnh các đơn vị La-mã, nhưng không nằm trong phiên chế quân chủng Auxilia. Ở một mức độ nào đó, việc các đơn vị kiểu này tồn tại đơn giản chỉ là sự nối tiếp chế độ chư hầu cũ của Cộng hòa La-mã thời kỳ cuối: những đơn vị phối thuộc do các vị vua bù nhìn của Rome cung cấp, hoạt động tại vùng biên thùy của Đế chế trong mỗi chiến dịch nhất định. Một số đơn vị này được nhận vào phiên chế chính thức của Quân đội La-mã, được giữ lại toàn bộ khung chỉ huy, quân phục, trang bị và tổ chức phiên chế bản địa. Các đơn vị này được gọi là "socii" ("Quân đồng minh"), "symmachiarii" (Số ít: "symmachiarius", có nguồn gốc tiếng Hi Lạp "symmachoi" - "Quân đồng minh") hay "foederati" ("Quân liên hiệp", có nguồn gốc tiếng La-tinh "foedus" - "Hiệp ước"). Một ước tính gần đây cho rằng tổng binh lực của foederati dưới vương triều Trajan lên tới khoảng 11,000 người, được chia thành khoảng 40 numerus, mỗi đơn vị khoảng 300 người. Việc sử dụng các numerus người nước ngoài này nhằm khai thác triệt để các khả năng chiến đấu chuyên môn của họ.[141] Có lẽ phần lớn trong số Quân liên hiệp này là kị binh Numidia (xem mục Kỵ binh hạng nhẹ ở bên trên).

Lực lượng foederati lần đầu tiên được chính thức có mặt trên các tác phẩm điêu khắc là trên Tháp Trajan. Họ được miêu tả một cách quy ước, với râu tóc để dài, chân trần, để trần tới thắt lưng, mặc quần ống dài có thắt lưng bản rộng và mang chùy. Trên thực tế một số bộ lạc đã trợ giúp người La Mã trong các cuộc chiến chinh phục Dacia. Trang phục và vũ khí của họ đủ loại đủ kiểu không thống nhất.

Tháp Trajan khắc họa họ dưới hình thức của một bộ lạc duy nhất, có lẽ là kỳ quặc nhất, để phân biệt rõ ràng với Quân chủng Auxilia chính quy.[142] Xét theo cường độ xuất hiện trong những mảng phù điêu miêu tả chiến đấu trên tháp, Foederati đã đóng góp một phần quan trọng trong các chiến dịch của người La-mã tại Dacia. Một ví dụ khác về foederatilà 5,500 kỵ binh Sarmatia đầu hàng được Hoàng đế Marcus Aurelius (trị vì năm 161-180 SCN) điều tới đồn trú một cứ điểm dọc theo Trường thành Hadrian sau khi họ bại trận trong những cuộc chiến chinh phục bộ tộc Marcomanni của người La-mã.[143]

Liên quan

Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Hải quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân chủng Phòng không – Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 7, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 1, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc Quân khu 5, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 2, Quân đội nhân dân Việt Nam Quân khu 9, Quân đội nhân dân Việt Nam Quần đảo Trường Sa